Trung Tâm Nghiên cứu và Đào tạo Tự động hóa SISTRAIN do VIAM LAB phối hợp với Công ty thương mại và dịch vụ Kỹ thuật S.I.S thành lập với mục tiêu cung cấp kiến thức về Tự Động Hóa, Truyền động điện và Đo lường cho các cán bộ quản lý, kỹ sư, chuyên viên đang làm việc tại các nhà máy, công ty cơ khí chế tạo, đội ngũ giảng dạy tại trường cao đẳng, dạy nghề,…với đội ngũ giảng dạy là các giảng viên, kỹ sư tham gia tư vấn và tham gia nhiều dự án thực tế.

Lợi ích khi tham gia các khóa học:

  • Lập trình, học tập kiến thức trên thiết bị và công nghệ mới nhất của Siemens.
  • Tiết kiệm thời gian và nguồn lực, tối ưu hóa chương trình.
  • Giáo trình được soạn theo giáo trình giảng dạy Siemens và sát thực tiễn.
  • Đội ngũ giảng viên nhiệt tình, giàu kinh nghiệm đã tham gia giảng dạy nhiều lớp về Tự động hóa và dự án thực tế.
  • Giảm giá đặc biệt cho học viên cũ và sinh viên.
  • Cập nhật kiến thức, công nghệ mới.
  • Tham gia các khóa học khác về CNC, vi điều khiển, robot, IOT, thiết kế và lập trình dự án.

Sau khi hoàn thành khóa học, học viên có đầy đủ kiến thức và tự tin khi thiết kế, lập trình, chuẩn đoán lỗi hệ thống điều khiển.

Chi tiết các khóa học: sistrain.com/dao-tao

Các thiết bị dùng trong đào tạo:

SIEMENS

Khóa học cho phép học viên thực hành trên các thết bị tự động hóa của Siemens như PLC S7-1200, S7-300, S7-1500, HMI, biến tần và các module mở rộng.

 

IFM SENSORS

Làm việc với các cảm biến  mới nhất của ifm thông qua chuẩn giao tiếp IO-Link - chuẩn giao tiếp đang ngày càng phổ biến hiện nay. Thực hành kết nối cảm biến với PLC, PC, cấu hình, calibration, giám sát lỗi cũng như đọc giá trị của cảm biến.

FILLING SYSTEM

Thực hành vận dụng các kiến thức về cảm biến ifm, lập trình PLC trên mô hình chiết rót được dựng dựa trên quy trình chiết rót của nhà máy. Ngoài ra, trong mô hình này học viên còn thực hành sử dụng và điều khiển các thiết bị khác nhau : AC Servo, Valve, Bơm DC, Relay, HMI,...

 

CLASSIFICATION AND STORING SYSTEM

Việc phân loại sản phẩm theo đặc tính của sản phẩm rất phổ biến trong công nghiệp như phân loại sản phẩm không đạt chất lượng, theo màu sắc, chiều cao ,.. để có thể sắp xếp các sản phẩm có cùng  đặc tính với nhau .Trong mô hình này sử dụng đặc điểm chất liệu và chiều cao để phân loại sản phẩm.

Trong mô hình, học viện được thực hành điều khiển Step motor, điều khiển xi lanh khí nén thực hiện đẩy, gắp, nâng,... cũng như sử dụng các cảm biến IFM qua IO Link.